Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019, các nội dung chủ yếu trong một hợp đồng lao động điển hình bao gồm: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động
Công việc và địa điểm làm việc.
Thời hạn của hợp đồng lao động.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Chế độ nâng bậc, nâng lương.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, chế độ nâng bậc, nâng lương là một trong các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động, nếu thiếu chế độ nâng bậc, nâng lương trong hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019, chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Các nội dung thỏa thuận phổ biến trong hợp đồng lao động để nâng bậc, nâng lương bao gồm:
Điều kiện nâng bậc, nâng lương: Căn cứ vào trình độ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích lao động của người lao động.
Thời hạn nâng bậc, nâng lương: Theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận của hai bên.
Mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương: Căn cứ vào bảng lương hoặc thỏa thuận của hai bên.